QUÁ TRÌNH THIẾT LẬP MỤC TIÊU

Thành công bắt đầu bằng cách thiết lập mục tiêu đúng, đó là khái niệm đến từ Brian Tracy - tác giả của loạt sách kinh doanh nổi tiếng: Chinh phục mục tiêu, 100 quy luật bất biến trong kinh doanh, kinh doanh bằng tâm lý,...

Thành công là các mục tiêu, còn tất cả những cái khác chỉ là sự giải thích. Đây là khám phá lớn nhất trong suốt lịch sử loài người. Cuộc sống của bạn chỉ bắt đầu trở nên tuyệt vời khi bạn xác định rõ bạn muốn gì, lên kế hoạch để đạt được điều đó và thực hiện kế hoạch đó mỗi ngày.

Lý do hàng đầu cho sự thất bại chính là việc người ta không xây dựng những kế hoạch mới thay thế cho những kế hoạch không hiệu quả” - Napoleon Hill -

Bạn sẽ luôn có 3 bước ngoặt trong cuộc đời:

- Bước ngoặc thứ nhất đến khi bạn phát hiện ra mình phải chịu trách nhiệm về cuộc đời mình, và về bất cứ điều gì xảy ra với bản thân. Cuộc sống này không phải là nơi để diễn tập, cuộc sống là hiện thực.

- Bước ngoặt thứ hai đến khi bạn phát hiện ra mục tiêu. Hãy ngồi xuống và liệt kê ra 10 điều bạn thực sự muốn hoàn thành trong tương lai gần. Sau một thời gian, toàn bộ cuộc đời bạn sẽ thay đổi. Mọi mục tiêu trong danh sách đó bạn sẽ gần như đạt được trọn vẹn.

- Bước ngoặt thứ 3 trong đời là khi bạn khám phá ra rằng: Bạn có thể học hỏi bất cứ điều gì bạn cần phải học, để hoàn thành mọi mục tiêu bạn đặt ra cho mình.

Không ai thông minh hơn bạn và cũng không ai giỏi giang hơn bạn. Tất cả những kỹ năng kinh doanh, kỹ năng bán hàng và kỹ năng kiếm tiền đều có thể học được.

Mọi người đều giỏi trong bất cứ lĩnh vực nào mà họ đã từng không giỏi trước đây. Những người đứng đầu trong mọi lĩnh vực tại thời điểm nào đó đều đã từng không giỏi trong lĩnh vực ấy, thậm chí còn không biết tới sự tồn tại của lĩnh vực đó. Những gì mà hàng ngàn người khác đã làm được thì bạn cũng có thể làm được.

Quá trình thiết lập mục tiêu bao gồm 14 bước

1. Xác định điều mình muốn

Hãy bắt đầu bằng cách xác định các ý tưởng. Bạn phải có niềm tin rằng không có bất cứ giới hạn nào trong việc bạn có thể là ai, có thể có gì và có thể làm gì. Hãy tưởng tượng bạn có tất cả thời gian và tiền bạc, tất cả bạn bè và những mối quan hệ, tất cả sự giáo dục và kinh nghiệm cần thiết để đạt được mọi điều bạn muốn.

Điều con người mong muốn đều ở những lĩnh vực thông thường của cuộc sống:

- Thu nhập: Bạn muốn kiếm được chính xác bao nhiêu tiền trong năm nay, năm tới và 5 năm sắp tới?

- Gia đình: Bạn muốn kiến tạo phong cách sống cho gia đình mình như thế nào?

- Sức khỏe: Bạn muốn sức khỏe của mình sẽ mạnh mẽ như thế nào bất chấp các nguy cơ khách quan?

- Tâm linh: Bạn muốn tâm trí bình an, không xáo động và luôn bình tĩnh trước mọi biến cố trong cuộc sống đến mức nào?

Trong 30 giây, viết ra 3 mục tiêu quan trọng nhất đời bạn. Hãy viết thật nhanh. Câu trả lời của bạn trong 30 giây này là bức tranh chính xác về những điều bạn thực sự muốn trong đời.

2. Viết ra mọi mục tiêu

Mục tiêu của bạn cần phải được viết ra. Chúng phải rõ ràng, cụ thể, chi tiết và có thể ước lượng được. Bạn phải viết ra những mục tiêu của mình như thể bạn đang xếp đặt thứ tự cho chúng để được sản xuất ở một nhà máy từ xa. Hãy miêu tả chúng thật rõ ràng và chi tiết.

Chỉ có 3% số người trưởng thành viết ra các mục tiêu của mình để hành động, những người khác làm việc vì mục tiêu của người khác.

3. Đặt ra thời hạn

Tiềm thức của bạn sử dụng các thời hạn như “hệ thống bắt buộc” để thúc giục bạn, một cách có ý thức và vô thức, khiến bạn đạt được mục tiêu theo kế hoạch.

Nếu mục tiêu của bạn có quy mô lớn, hãy đặt ra các mốc thời gian ngắn hạn. Nếu bạn muốn đạt được mục tiêu tự do tài chính, bạn phải đặt mục tiêu từ 10 đến 20 năm, và rồi chinh phục nó theo từng năm, để bạn biết mình sẽ phải dành thời gian bao lâu và đầu tư bao nhiêu vốn.

Nếu vì lý do nào đó bạn không đạt được mục tiêu theo như tiến độ, đơn giản là hãy đặt ra một thời hạn mới. Không có mục tiêu vô lý, chỉ có thời hạn vô lý.

4. Xác định những trở ngại phải vượt qua

Sẽ luôn có một nhân tố giới hạn hoặc hạn chế tốc độ để bạn đạt được mục tiêu của mình.

Nguyên tắc 80/20 cũng áp dụng cho các hạn chế. Gần 80% lý do khiến bạn không đạt được mục tiêu nằm trong chính bản thân bạn: thiếu một kỹ năng, một phẩm chất hay một kiến thức nhất định. Chỉ có 20% lý do để bạn không hoàn thành mục tiêu đến từ bên ngoài. Hãy luôn bắt đầu với chính bạn.

5. Xác định những thứ cần có để đạt được mục tiêu

Hãy xác định những kỹ năng bạn cần xây dựng để trở thành 10% người đứng đầu trong lĩnh vực của mình.

Kỹ năng kém nhất nhưng cũng quan trọng nhất sẽ quyết định mức thu nhập cũng như thành công của bạn. Bạn có thể cải thiện bằng cách rèn luyện thêm về kỹ năng đã cản bước bạn này hơn bất cứ kỹ năng nào khác.

Bạn cần trả lời một câu hỏi trọng yếu:

- Kỹ năng nào, nếu được xây dựng và thực hiện nó một cách hoàn hảo, sẽ tạo nên ảnh hưởng tích cực lớn lao nhất với cuộc đời bạn?

- Kỹ năng nào, nếu bạn xây dựng và thực hiện nó liên tục và một cách hoàn hảo, sẽ giúp bạn đạt được tốt nhất mục tiêu quan trọng của mình? 

Bất kể đó là kỹ năng nào, hãy viết nó ra, lên kế hoạch và thực hiện nó mỗi ngày.

6. Xác định người sẽ giúp đỡ và sự hợp tác bạn cần để đạt được mục tiêu

Hãy lập danh sách tất cả những người trong cuộc đời bạn sẽ phải làm việc cùng hoặc có liên quan để đạt được mục tiêu của mình. Hãy bắt đầu với những thành viên trong gia đình, những người mà bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ và hợp tác của họ.

Lên danh sách sếp của bạn, đồng nghiệp và cấp dưới. Xác định những khách hàng bạn sẽ cần tới sự hỗ trợ của họ để bán sản phẩm hay dịch vụ của bạn.

Sau khi đã xác định được những người chủ chốt này, hãy tự hỏi mình câu hỏi: “Họ được gì trong việc này?”. Hãy là người CHO ĐI hơn là người NHẬN LẠI.

Để đạt được những mục tiêu lớn, bạn phải có sự trợ giúp và hợp tác của rất nhiều người ở vị thế cao hơn mình. Những người thành công nhất là những người có thể gây dựng và duy trì được một mạng lưới vô cùng lớn những người có thể giúp đỡ họ và ngược lại.

7. Lên danh sách mọi điều phải làm để đạt được mục tiêu

Hãy tổng hợp những trở ngại bạn phải vượt qua, kiến thức và kỹ năng bạn cần xây dựng và những người bạn cần sự hợp tác lại với nhau. Khi nghĩ ra những vấn đề mới, hãy bổ sung vào danh sách cho tới khi hoàn thiện.

Khi bạn đưa ra được danh sách tất cả những việc cần làm để đạt được mục tiêu, bạn bắt đầu thấy rằng, mục tiêu này có tính khả thi hơn bạn nghĩ rất nhiều. “Hành trình ngàn dặm bắt đầu từ một bước chân”. Bạn có thể xây dựng bức tường lớn nhất thế giới chỉ với một viên gạch bắt đầu.

8. Tổ chức lại danh sách việc cần làm

Hãy tổ chức danh sách trên bằng cách sắp xếp các bước theo thứ tự và ưu tiên.

Thứ tự - những gì bạn phải làm trước để có thể làm tiếp những việc khác.

Ưu tiên - những gì là quan trọng hơn và những gì ít quan trọng hơn.

Nguyên tắc 80/20 cho rằng: 80% kết quả đến từ 20% hoạt động của bạn. Nguyên tắc 20/80 cũng nói rằng: 20% thời gian đầu tiên bạn dành cho việc lên kế hoạch và tổ chức thực hiện mục tiêu sẽ tương đương với 80% thời gian và nỗ lực để đạt được mục tiêu.

Việc lên kế hoạch là rất quan trọng.

9. Lên kế hoạch


- Lên kế hoạch mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng từ trước.

- Lên kế hoạch từng tháng vào đầu mỗi tháng.

- Lên kế hoạch mỗi tuần vào ngày cuối tuần trước đó.

- Lên kế hoạch mỗi ngày vào buổi tối trước đó.

Kế hoạch càng cẩn thận và chi tiết bao nhiêu, bạn càng tốn ít thời gian để hoàn thành công việc bấy nhiêu.

Mỗi 1 phút dành cho việc lên kế hoạch sẽ tiết kiệm 10 phút cho khi thực hiện. Điều này có nghĩa, bạn sẽ thu lại kết quả 1000% lợi ích trong việc đầu tư thời gian vào việc lên kế hoạch cho mỗi ngày, mỗi tuần và mỗi tháng từ trước.

10. Chọn nhiệm vụ số 1 cho mỗi ngày

Hãy đặt ra các ưu tiên cho danh sách công việc của bạn, sử dụng nguyên tắc 80/20.

Hãy tự hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc trong danh sách này, hoạt động nào là quan trọng nhất?”. Dù câu trả lời của bạn là gì, hãy cứ đánh số 1 vào cạnh công việc đó.

Tiếp đó, hãy hỏi mình câu này: “Nếu tôi chỉ có thể làm một việc khác trong danh sách này, nhiệm vụ nào sẽ đáng để mất thời gian nhất?”. Và viết tiếp số 2 vào cạnh công việc đó.

Hãy tiếp tục hỏi câu này, “Việc gì nữa đáng để tôi dành thời gian nhất trong danh sách này?”. Cho tới khi bạn có được 7 công việc ưu tiên hàng đầu, được sắp xếp theo thứ tự và ưu tiên.

Đây là một câu hỏi khác, “Nếu tôi có thể làm một việc gì đó suốt cả ngày, việc nào sẽ đóng góp nhiều giá trị nhất cho công việc của tôi và cho các mục tiêu của tôi?”.
Hãy tập trung và chú ý là những chìa khóa của thành công. Tập trung có nghĩa bạn biết chính xác mình muốn hoàn thành điều gì. Chú ý đòi hỏi bạn phải dành toàn tâm toàn ý vào những việc giúp bạn tiến gần hơn tới mục tiêu của mình.

11. Xây dựng thói quen kỷ luật


Khi bạn đã quyết định được nhiệm vụ quan trọng nhất với mình, hãy chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành công việc này 100%.

Chọn công việc quan trọng nhất, sau đó tập trung toàn bộ tâm trí vào đó sẽ làm tăng gấp đôi hoặc gấp 3 chất lượng và số lượng kết quả.

Chỉ tập trung giải quyết một việc trong một thời điểm là năng lực quan trọng nhất trong những kỹ năng quản lý thời gian. Điều này có nghĩa, khi bắt đầu công việc, bạn sẽ tránh mọi sự phân tán và chỉ tập trung vào nó cho tới khi hoàn thành.

Khi bạn đã xây dựng được thói quen hoàn thành công việc, bạn sẽ kiếm được nhiều hơn gấp 3, gấp 5 hoặc thậm chí gấp 10 lần so với người khác.

12. Luyện tập khả năng hình dung về kết quả

Hãy hình dung trong đầu một bức tranh rõ ràng, sinh động, thú vị và đầy cảm xúc về những mục tiêu của bạn, như thể chúng đã là hiện thực.

Hãy nhìn về mục tiêu của bạn như thể nó đã đạt được. Hãy tưởng tượng như bạn đang tận hưởng các thành tựu của mục tiêu này. Trong khi hình dung, hãy dành vài phút để tạo nên cảm xúc sẽ đồng hành với các thành tựu đạt được trong mục tiêu của mình. Một bức tranh tinh thần gắn với cảm xúc sẽ có tác động mạnh mẽ đến tiềm thức trong bạn.

Khả năng hình dung có lẽ là công cụ mạnh mẽ nhất có sẵn ở bạn giúp bạn đạt được những mục tiêu nhanh hơn bạn nghĩ.

HÌnh dung trước kết quả cũng sẽ kích hoạt luật hấp dẫn và bắt đầu hút đến cuộc sống của bạn những con người, hoàn cảnh, ý tưởng và tài nguyên có thể giúp bạn đạt được mục tiêu của mình nhanh chóng hơn.

13. Bài tập thiết lập mục tiêu

Hãy lấy một tờ giấy trắng và viết lên đó từ “MỤC TIÊU” ở đầu trang cùng với ngày tháng của hôm nay. Hãy bắt mình viết ra ít nhất 10 mục tiêu bạn muốn hoàn thành trong năm tới, trong một tương lai gần.

Hãy bắt đầu mỗi mục tiêu bằng chữ “TÔI”. Chỉ khi bạn dùng chữ “tôi”, theo sau là một động từ chủ động - bạn sẽ hành động như một mệnh lệnh từ ý thức cho tới cả phần tiềm thức của bạn.

Hãy miêu tả các mục tiêu của bạn ở thời hiện tại, như thể chúng đã đạt được rồi. Cuối cùng, khi đã viết ra những mục tiêu rồi, bạn hãy viết chúng ở thể khẳng định. Đừng nói “Tôi sẽ bỏ thuốc lá”, hãy nói “Tôi là người không hút thuốc lá”.

Cách làm này kích hoạt tiềm thức trong bạn để thay đổi những hiện thực bên ngoài sao cho nó tương thích với những mệnh lệnh bên trong.

14. Quyết định về từng mục đích trọng yếu

Sau khi đã viết ra danh sách gồm 10 mục tiêu, bạn hãy hỏi mình câu này: “Mục tiêu nào trong danh sách trong vòng 24 giờ sẽ có tác động tích cực lớn nhất với cuộc đời tôi?”. Đánh dấu câu trả lời của bạn và chuyển mục tiêu này lên vị trí đầu tiên.

1. Hãy viết ra mục tiêu rõ ràng và chi tiết.

2. Đặt ra thời hạn và thời gian dự phòng.

3. Xác định những trở ngại cần vượt qua.

4. Xác định những nguồn lực (kiến thức và kỹ năng) cần để đạt được mục tiêu.

5. Xác định những người sẽ trợ giúp và hợp tác với bạn, quyết định những điều bạn có thể làm để xứng đáng với sự hỗ trợ đó.

6. Lên danh sách tất cả những điều bạn cần để đạt được mục tiêu của mình. Thêm vào danh sách khi bạn nghĩ ra được những điều mới khác.

7. Tổ chức danh sách của bạn theo thứ tự và ưu tiên, theo những việc bạn phải làm trước và những gì quan trọng nhất.

8. Lập kế hoạch tổ chức danh sách việc cần làm thành chuỗi các bước từ đầu đến cuối, sau đó hành động theo kế hoạch, từng ngày một.

9. Lên kế hoạch cụ thể về mục tiêu của bạn theo những hạng mục lớn bạn phải thực hiện để đạt được, hàng ngày, hàng tuần và hàng tháng.

10. Đặt ra những ưu tiên trong danh sách việc cần làm và xác định việc quan trọng nhất bạn phải làm mỗi ngày để tiến nhanh hơn tới mục tiêu.

11. Thực hiện kỷ luật với bản thân, tập trung toàn tâm toàn ý vào công việc quan trọng nhất cho đến khi hoàn thành 100%.

Chúc các bạn thành công!

Nhận xét