7 LỜI KHUYÊN QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CÁ NHÂN

2 cách quản lý tài chính cá nhân - CafeLand.Vn

Đối với nhiều người, tuổi 20 vẫn là tuổi vẫn còn "mới vào đời" nên họ dùng lý do này để giải thích cho việc có những quyết định tài chính sai lầm, nói cách khác là tiêu xài hoang phí. Tuy nhiên, khi đã bước sang tuổi 30 thì mọi chuyện gần như sẽ thay đổi hoàn toàn - một giai đoạn mới của cuộc đời khi đa phần sẽ kết hôn và có một gia đình nhỏ.

Bước ngoặc gia đình này sẽ dễ dàng hơn khi chúng ta có những quan niệm rõ ràng về tài chính cá nhân, quản lý các khoản thu chi trong gia đình. Đây là nền tảng giúp cuộc sống an toàn, bền vững, tránh những đổ vỡ không mong muốn (do bất đồng về quan điểm chi tiêu giữa các thành viên). 

Dưới đây là 7 lời khuyên rất hữu ích mà bạn có thể tham khảo.

1. Biết rõ nên mua hay thuê nhà

Việc mua nhà là nhu cầu được mặc định của mọi người. Tuy nhiên, giữa thuê và mua mới - cái nào sẽ tốt hơn? Câu trả lời thực sự không đơn giản, rất khó để có một đáp án tốt nhất. Đa số mọi người theo quan điểm sở hữu nhà sẽ tốt hơn đi thuê nhà.

Trong những hoàn cảnh nhất định, việc thuê hay mua nhà đều có những ưu và nhược điểm nhất định, xét về mặt kinh tế.

Tài chính cá nhân

1. Nếu bạn chọn mua:

Bạn cần cân nhắc rất nhiều rủi ro: bong bóng bất động sản (giá mua nhà tăng lên rất cao dài hạn), khiến giá trị thực tế của ngôi nhà bị giảm. Bạn mua nhà ở trung tâm thì giá khởi điểm lại rất cao, trong khi lựa chọn mua ở ngoại thành thì không dễ tìm được ngôi nhà như ý.

Nếu chọn mua, hãy chắc chắn là bạn có khả năng chi trả các khoản phát sinh thêm, bao gồm tiền sửa chữa nhà, tiền bảo hiểm, thuế,...

2. Nếu bạn chọn thuê nhà:

Hãy đảm bảo tổng tiền thuê và các khoản phát sinh không vượt quá 30% tổng thu nhập của cả gia đình (hoặc tổng lương của bạn).

Chọn thuê nhà cũng đồng nghĩa bạn không thể bán nó và không có sự tự do quyết định như khi chọn mua nhà mới.

Trước khi ra quyết định, bạn cần tính toán tài chính hiện tại và các khoản thu tương lai, đồng thời tham khảo ý kiến của những người có kinh nghiệm, các chuyên gia tư vấn nếu cần thiết.

2. Có nên chỉ sống dựa vào tiền lương hàng tháng?

Sống dựa vào tiền lương: đầu tháng lĩnh lương, hết tháng là hết tiền. Có thể bạn đang sống một cuộc sống như vậy hoặc biết rất nhiều người cũng đang trải qua tình trạng này.

Thực tế là, sống chỉ dựa vào tiền lương không lý tưởng khi bạn đã 30 tuổi. Bởi lẽ, gánh nặng gia đình cộng với rất nhiều khoản chi không thể đoán trước khác sẽ khiến bạn nhanh chóng bước vào cảnh nợ ngập đầu, không thể sống nổi.

Quản lý tài chính

Vậy nên làm gì?

Nếu chưa tìm được công việc làm thêm thì hãy bắt đầu xem xét tổng thể và thực tế về thu nhập hàng tháng và thói quen chi tiêu của bạn.

Hãy sẵn sàng chấm dứt mọi thói quen tiêu xài lãng phí; xây dựng danh mục mua sắm dựa trên nhu cầu và khả năng, luôn kiểm soát tình trạng tài chính của mình. Bạn hãy ghi chép vào một cuốn sổ nhỏ, hoặc dùng các ứng dụng quản lý chi tiêu trên điện thoại thông minh.

Một khi đã xây dựng ngân sách mà đến cuối tháng, chi vẫn vượt thu thì chắc chắn bạn cần tìm một công việc có mức lương cao hơn hoặc làm thêm nhiều việc khác để tăng thu nhập.

3. Quỹ khẩn cấp

Quỹ này sẽ được sử dụng cho các tình huống khẩn cấp. Cuộc sống luôn có những điều bất ngờ và mặc dù đã chuẩn bị tốt nhất có thể, nhưng sẽ có lúc bạn sẽ không thể tránh được sự cố. Quỹ khẩn cấp giúp giảm nguy cơ "cháy túi".

Bạn nên làm gì?

Bắt đầu tiết kiệm tiền mặt ngay từ bây giờ, gửi vào tăng dần theo tháng. Một gợi ý rất hay đến từ người Nhật: Khi bạn chi tiêu một khoản tiền có sổ lẻ, hãy làm tròn lên và chuyển số tiền chênh lệch vào quỹ khẩn cấp. 

Ví dụ: bạn mua thức ăn hết 185.000đ, hãy sung quỹ 15.000đ.

4. Kiểm soát nợ nần

Nợ nần là tình trạng cũng khá phổ biến và có nhiều dạng: nợ tiền kinh doanh, tiền cưới hỏi, mua nhà, mua đất, thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ,... Nếu không kiểm soát được các khoản nợ, tiền lãi trả hàng tháng và không có cơ sở chắc chắn để trả các khoản này thì mọi thứ sẽ rất tồi tệ.

Một chiến lược giúp bạn gỡ rối trong trường hợp này là hãy trả đều đặn theo tháng hoặc năm để tránh không phải trả dồn quá nhiều vào cùng một thời điểm.

5. Đa dạng các khoản thu nhập

Nếu bạn muốn chủ động các tài khoản tiết kiệm, thanh lý nợ nần trong thời gian sớm nhất thì hãy cân nhắc một cách nghiêm túc về việc đa dạng hóa các khoản thu nhập của bạn. 

Làm việc tự do - freelancer là một cách hữu ích.

Thu nhập

Hãy nỗ lực rèn luyện kỹ năng chuyên môn với công việc hiện tại để trở thành chuyên gia, bạn có thể tự tin nhận các công việc độc lập để làm từ các trang web freelance, trang mạng cộng đồng,.. và lúc này thu nhập chắc chắn sẽ cải thiện hơn nhiều.

6. Tự nấu ăn hay mua đồ ăn sẵn?

Thực phẩm là danh mục chi tiêu nhất định phải chi. Bất cứ ai cũng phải mua thực phẩm hàng ngày và chúng không bao giờ rẻ như trước nữa. Nếu lựa chọn mua đồ ăn sẵn thay vì tự nấu thì chắc chắn bạn không thể đảm bảo được độ an toàn, dinh dưỡng - dẫn tới các khoản chi phí phát sinh vì sức khỏe ngày  càng cao.

Bạn nên làm gì?

Hãy học cách nấu ăn, ưu tiên một chế độ ăn nhiều rau xanh, hoa quả, lên danh mục thực phẩm cho cả tuần để bạn không mất nhiều thời gian lựa chọn đồ ăn từng ngày nữa.

7. Chia sẻ tình hình tài chính với bạn đời

Tiền bạc là 1 tronng 2 lý do phổ biến dẫn tới những mâu thuẫn giữa các cặp vợ chồng. Một cuộc điều tra vào năm 2014 cho thấy 70% xung đột gia đình chủ yếu xuất phát từ sự bất đồng về quan điểm chi tiêu hơn những nguyên nhân khác.

Cặp đôi mới cưới chia sẻ kế hoạch tài chính vừa đủ chi tiêu lại có tiền  tích lũy

Bạn nên thường xuyên nói chuyện thẳng thắn với nhau về tình hình thu – chi của gia đình, chia sẻ về quan điểm tài chính, góp ý, nhận ra sai lầm, đưa ra giải pháp để quản lý tiền bạc hiệu quả hơn. Cả hai người (và các thành viên khác trong gia đình) cần có các thỏa thuận và cùng nhau lập một kế hoạch thu chi khoa học.

Nếu không học cách quản lý tài chính cá nhân thì không ai khác có thể giúp bạn. Không ai mang hình phạt, đe dọa buộc bạn phải đưa ra các quyết định tài chính hay phải có các thói quen tiêu tiền hợp lý cả. Rủi ro tài chính sẽ làm việc đó!

Điều bạn cần nhớ là: tiền là một công cụ, trách nhiệm của bạn đối với chính bạn là học cách sử dụng tốt công cụ. Nếu không, ngày nào đó bạn sẽ không thể kiểm soát được hậu quả.

Chúc bạn một ngày tốt lành!

Nhận xét