Đừng để MỤN là bạn đồng hành của làn da bạn!

Mụn là kẻ đang đi cùng làn da bạn, nhưng đừng để chúng trở thành bạn đồng hành nhé! Tuy luôn rình rập tìm cơ hội nổi lên trên bề mặt da, nhưng bạn hoàn toàn có thể kiểm soát được tình trạng MỤN của bản thân qua việc hiểu đúng, biết rõ và kiên trì bảo dưỡng cơ thể.

Nhận diện MỤN

Xác định loại mụn trên cơ thể giúp bạn chọn cách xử lý tốt nhất. Người ta đã thống kê được ít nhất 9 loại mụn phổ biến. 

1. Mụn trứng cá: thường xuất hiện trên mặt - ở 2 bên má, trán, cằm, mũi. Chúng xuất hiện khi nang lông bị bí tắc do chứa nhiều chất nhờn và tế bào chết dẫn đến tình trạng viêm nhiễm. Đối tượng dễ bị mắc mụn trứng cá nhất là tuổi dậy thì, những người thường xuyên tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoặc phụ nữ trong thời kỳ mang thai.

2.Mụn đầu trắng, đầu đen: là các loại mụn phổ biến, thường xuất hiện ở 2 bên cánh mũi, trên trán. Mụn đầu đen là tình trạng nhân mụn trên bề mặt da gặp phản ứng oxy hóa chuyển sang màu đen. Mụn đầu trắng là nhân trứng cá đóng trong lỗ chân lông bị bít kín, không bị oxy hóa nên có màu trắng.

3. Mụn bọc: là loại mụn viêm, kích thước lớn, thường có màu đỏ và sưng to, gây đau nhức rất khó chịu. Mụn bọc thường xuất hiện nhiều trên trán, 2 bên má và cằm. Mụn bọc thường dễ để lại sẹo lõm, vết thâm nếu không được điều trị đúng cách.

4. Mụn nang: là tình trạng nặng nề nhất của mụn trứng cá. Mụn có dạng sưng to, viêm đỏ, đau nhức rất khó chịu. Khi mụn vỡ sẽ gây nhiễm khuẩn, gây nổi mụn nhiều hơn. Mụn nang còn có thể xuất hiện ở lưng, ngực. Mụn có thể nổi thành từng cục to sưng đỏ, có thể chứa mủ hoặc không, ban đầu chỉ sưng tấy, sau chuyển thành dạng nang cứng, bên trong chứa nhiều dịch cũng như vi khuẩn, tế bào chết và dịch nhầy có mủ màu trắng.

5. Mụn ẩn: là loại mụn không viêm, không sưng, không gây đau, có nhân nằm sâu trong nang lông - khó điều trị triệt để và dễ tái phát nhiều lần. Thường xuất hiện trên trán và dưới cằm.

6. Mụn đầu đinh (đinh râu): là loại mụn cực kì nguy hiểm, thường xuất hiện quanh môi, miệng hoặc cằm. Ban đầu chỉ nhỏ nhưng đầu đinh, sau đó bị bội nhiễm sẽ nặng hơn, lớn hơn và gây nguy hiểm đến tính mạng. Người bị đinh râu có thể bị sốt cao 40 độ C, nốt mụn sưng, nóng, đỏ, đau nhức như đinh châm, sau đó cả vùng mặt sưng phù, người mệt mỏi, sốt rét, đau đầu, buồn nôn. Nốt mụn cứng, chứa đầy mủ, người đau nhức và sốt cao, sau mủ có thể vỡ ra và thành sẹo.

7. Mụn cóc: những u nhỏ, bề mặt sần sùi, thường xuất hiện ở bàn tay, cánh tay, chân; chủ yếu do virus HPV gây ra do xâm nhập vào những vết xước ngoài da. Tuy là mụn lành tính nhưng rất mất thẩm mỹ dễ lây nhiễm sang người khác (do sử dụng chung đồ dùng cá nhân).

8. Mụn thịt: có thể hiểu là các u nang nhỏ lành tính, thường mọc thành từng đám trên 1 số vùng da nhất định: quanh mắt, mông, cổ, nách, gò má, sau gáy, bụng, cơ quan sinh dục,… Tuy không nguy hiểm, không đau, nhưng mụn thịt khiến làn da nhăn nheo do phá vỡ cấu trúc của da.

9. Mụn nhọt: là những khối u cấp tính, có mủ ở giữa, thường gặp ở trẻ em, người già. Mụn nhọt thường do nhiễm trùng ở nang lông, sau đó tổn thương lan rộng, có thể tự khỏi khi nhọt vỡ mủ. Mụn nhọt nguy hiểm và cấp tính hơn mụn trứng cá nhiều.

Nguyên nhân sinh MỤN

Mụn không tự nhiên phát sinh trên bề mặt da, nguyên nhân phát sinh mụn có thể đến từ bên trong, phơi nhiễm từ bên ngoài, có khi là tổng hợp nhiều yếu tố khác nhau cùng một lúc. Các loại mụn tùy thuộc vào mức độ viêm của nhân mụn. 

1. Tuyến bã nhờn, tế bào chết: Thường gặp ở tuổi dậy thì hoặc người có tuyền bã nhờn hoạt động mạnh, da dầu. Tế bào chết, bã nhờn, khói bụi tích tụ ở lỗ chân lông mà không được làm sạch đúng cách khiến lỗ chân lông tắt nghẽn - tạo thành nhân mụn. 


2. Dị ứng (viêm da dị ứng): Dị ứng mỹ phẩm (nếu cơ thể bạn không phù hợp với thành phần nào đó trong mỹ phẩm); dị ứng thực phẩm, dị ứng nguồn nước; dị ứng thuốc; dị ứng kem có thành phần độc hại, không rõ nguồn gốc.

3. Hormone (nội tiết): Sự mất cân bằng, hoặc rối loạn nội tiết. Phụ nữ đang mang thai bị nội tiết xáo trộn. Đang dùng thuốc ngừa thai; chế độ ăn uống kiêng khem; stress, mất ngủ,...

4. Nhiễm độc: Gan, thận, đường ruột không thể lọc hết các độc tố có trong thực phẩm sẽ chuyển hướng bài tiết ra ngoài qua da, nhất là trên mặt, hoặc lưng. Tác dụng phụ của 1 số loại thuốc Tây y chứa steroid, lithium, thuốc chống động kinh,…

4. Môi trường: Sự thay đổi môi trường sống (khí hậu, nhiệt độ, thời tiết). Phơi nhiễm trước khói bụi chứa tác nhân lạ. Bị côn trùng cắn hoặc hít phải  phấn hoa,... 

5. Di truyền: Rất ít gặp.

Xử lý MỤN


MỤN - dù lành tính hay ác tính cũng sẽ đều ảnh hưởng đến sức khỏe làn da của bạn. Một khi MỤN đã xuất hiện thì bạn phải điều trị ngay và duy trì đến khi trị dứt điểm.

Giữ sạch da mặt là một yếu tố hàng đầu. Bạn phải tham khảo ý kiến chuyên khoa từ bác sĩ da liễu, sử dụng thuốc trị mụn nhằm giúp giảm sưng, giảm viêm, khi nhân mụn được gom lại và chín cồi, tiêu hủy triệt để dưới tác dụng của các loại thuốc trị mụn.

Các loại mụn bọc, viêm nang nặng: cần đến bác sĩ da liễu để được kê toa thuốc giúp kháng viêm, chống lại sự lây lan của vi khuẩn. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng viêm da của bạn để cho thêm thuốc chích, thuốc uống, hay thuốc thoa ngoài da. Nhược điểm của thuốc là khi dùng lâu dài sẽ làm da yếu hẳn đi, khi ngưng thuốc, nếu giữ gìn và chăm sóc da không tốt sẽ bị tái phát trở lại ở thể nặng hơn.

Lưu ý: Điều trị mụn thành công không có nghĩa là mụn sẽ biến mất hoàn toàn, không bao giờ quay lại. Các thuốc trị mụn chỉ điều trị được tình trạng mụn bộc phát, không giúp ngăn ngừa mụn tái phát. 

Đoạn tuyệt MỤN

Để không còn nỗi lo về mụn, bạn cần một chế độ chăm sóc da toàn diện, cụ thể, chi tiết và cá nhân hóa. Mụn xảy ra khi cơ thể bị rối loạn, mất cân bằng. Biện pháp xử lý hiệu quả nhất chỉ có thể là giữ cho cơ thể luôn cân bằng trước các nguy cơ.

1. Loại trừ thói quen không tốt

- Thức khuya, căng thẳng kéo dài. 

- Hút thuốc lá. 

Chăm sóc da không đúng cách, vệ sinh da không sạch sẽ gây bít tắc lỗ chân lông.

- Lạm dụng hóa mỹ phẩm có hại cho da.

- Thường xuyên sờ tay lên mặt; sử dụng khẩu trang, mặt nạ, băng đô không đủ sạch sẽ.

- Ăn nhiều đồ dầu mỡ. Ăn các thực phẩm giàu vị kích thích. 

- Nặn mụn khi tay, dụng cụ không được vệ sinh đúng cách.

2. Xây dựng thói quen tốt

- Bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng, cân bằng các dưỡng chất thiết yếu trong thực đơn hàng ngày. 

- Uống nhiều nước để đảm bảo chức năng thải độc của gan, thận được đảm bảo.

- Hạn chế tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, tẩy trang và vệ sinh da mặt đúng cách hàng ngày.

- Không nặn mụn (đối với mụn trứng cá) vì dễ gây tổn thương sâu và khó điều trị,

- Tập luyện thể dục thể thao để nâng cao sức đề kháng tự nhiên, chống lại các tác nhân gây hại.

- Thăm khám và điều trị ngay lập tức nếu mụn có dấu hiệu nặng, viêm nhiễm.

- Luôn chống nắng khi ra ngoài.

Duy trì nếp sống không có MỤN


1. Niềm tin tích cực:

- Bạn có thể kiểm soát được tình trạng MỤN của mình.

- Mỗi người có chế độ chăm sóc da cá nhân hóa, tùy thuộc vào môi trường sống, thói quen sinh hoạt. 

- Chăm sóc da càng sớm, tình trạng da càng tốt.

2. Kiến thức chuẩn mực:

- Nguồn gốc, cơ chế phát sinh MỤN.

- Mỹ phẩm dưỡng da hiệu quả. 

- Dinh dưỡng cân bằng và ổn định.

3. Thói quen hiệu quả:

- Kiểm tra tình trạng da định kỳ.

- Chăm sóc cơ bản da hàng ngày với 2 lượt dưỡng da buổi sáng và buổi tối.

- Chăm sóc da đặc biệt hàng tuần với các thao tác dưỡng da chuyên sâu.

- Giữ tinh thần, cảm xúc vui vẻ, hạnh phúc. 

- Duy trì sự cân bằng giữa cuộc sống cá nhân với công việc và gia đình.



Chúc mọi người luôn tìm được sự bình an, vui vẻ và hạnh phúc trong cuộc sống.

Nhận xét