Nguyên lý dẹp tan giống loài MỤN

MỤN là gì?

Mụn là phong cách "trang điểm" không ai mong muốn, có thể xuất hiện khắp nơi trên cơ thể, khó chấp nhận nhất là ở trên da mặt. Mụn có thể khiến bạn mất tự tin, giao tiếp kém đi, đau nhức khó chịu, thậm chí có loại gây nguy hiểm đến tính mạng.

Nói đơn giản thì MỤN là dạng bệnh lý da liễu, địa điểm yêu thích của chúng là lỗ chân lông. Mụn là những kẻ thầm lặng, lặng lẽ tụ hội trong lỗ chân lông cùng với chất bã nhờn, vi khuẩn, độc tố,... Đến khi chúng làm bít tắc "nơi cư trú", gây viêm nhiễm, mưng mủ và lan tràn ra khắp xung quanh. 

Nói theo khoa học, thì phải giới thệu đến bạn P. acnes - một loại vi khuẩn kỵ khí, sử dụng tế bào chết, chất bã nhờn trong lỗ chân lông như là nguồn thức ăn chính. Khi lỗ chân lông bị bịt kín, vi khuẩn sẽ sinh sôi, phát triển đến mức độ bùng phát sẽ gây ra viêm nhiễm da, hình thành các loại mụn từ trứng cá đến mụn mủ, mụn nang - nặng nhất là mụn bọc.

Khi bạn thấy được MỤN nghĩa là đã đến giai đoạn cuối của cuộc xâm chiếm này rồi.

Điều may mắn là bạn có thể nói lời vĩnh biệt với MỤN mãi mãi - chỉ cần bạn có thể thực hiện tốt 4 việc quan trọng sau.

Ngừng chuyện ngược đãi làn da

Sinh ta ra là Cha Mẹ, nhưng sinh ra MỤN chính là chúng ta.

Trừ vài chiếc mụn do di truyền, chính chúng ta góp 5 nguyên nhân tạo ra mụn một cách đơn giản và dễ dàng như dưới đây:

- Tuổi dậy thì; phụ nữ mang thai gây nên rối loạn nội tiết tố (Oestrogen/Androgen).

- Lạm dụng mỹ phẩm kém chất lượng, không rõ nguồn gốc.

- Chăm sóc da không đúng cách; dùng mỹ phẩm không phù hợp.

- Thói quen sinh hoạt: thức khuya, stress; ăn thực phẩm nhiều dầu và sinh nóng, nhiều độc tố; dùng chất kích thích,

- Môi trường ô nhiễm: khói bui xe, khói thuốc lá, khí độc, ánh nắng, nước mưa,...

Bạn có thấy quen thuộc không? Trên thực tế, khó mà tránh được hết các nguyên nhân phổ thông này, chúng ta chỉ có thể giảm thiểu tác động của chúng lên da đến mức thấp nhất.

Chuyên gia chăm sóc da Mơ Mơ Phan gợi ý bạn những việc cần phải làm ngay để ngừng "ngược đãi" làn da bạn nhé:

1. Soi da để xác định loại da, tình trang da và các chỉ số của cấu trúc da.

2. Hạn chế đưa tay sờ lên mặt, trên bàn tay bạn có hàng trăm vi khuẩn đấy. Hãy hình thành thói quen rửa tay sạch sẽ, đặc biệt trước khi rửa mặt, thoa kem hoặc trang điểm.

3. Giữ điện thoại CÁCH XA MẶT khi gọi điện (hãy dùng FaceTime hay Google Duo thay thế). Thay khẩu trang mỗi ngày hay giặt khẩu trang vải thường xuyên. Vệ sinh mắt kính thường xuyên. 

4. Tuyệt đối không NẶN MỤN.

5. Chọn ĐÚNG mỹ phẩm dưỡng da, dùng ĐÚNG liệu trình (tham khảo 16 TIÊU CHÍ LỰA CHỌN "THỨC ĂN" AN TOÀN CHO DA)

6. Luôn thoa KEM CHỐNG NẮNG trước khi ra khỏi nhà.

Ở trên chỉ là những điều cơ bản nhất mà thôi. Muốn triệu tiêu hoàn toàn nguy cơ của mụn, bạn cần tự trang bị thêm nhiều kiến thức chuyên sâu về da và bảo dưỡng da nhé! 

Điều trị tổn thương triệt để

Bạn phải điều trị một khi đã bị MỤN nổi trên da. Bạn cũng vừa biết thấy MỤN là giai đoạn cuối của quá trình sinh MỤN rồi phải không? Mau chóng đến bệnh viện chuyên khoa nhé.

Nguyên lý điều trị chủ yếu là: chống tiết nhiều chất bã, chống dày sừng cổ tuyến bã, chống nhiễm khuẩn. Bác sĩ sẽ chỉ định bạn dùng các loại thuốc bôi tại chỗ, thuốc kháng sinh, kháng viêm,...

Thuốc có nhiều tác dụng phụ nên NHẤT ĐỊNH bạn cần có chỉ định và theo dõi của thầy thuốc chuyên khoa đấy. 

Lưu ý quan trong: mụn có thể phát sinh nhiều hơn khi bắt đầu dùng thuốc, lý do là cơ thể bạn diễn ra quá trình đào thải độc tố. Mức độ tác động tùy theo cơ địa mỗi người mà mạnh yếu khác nhau. Thể loại mụn do đào thải độc tố sinh ra - tuyệt đối ko được nặn.

Phục hồi nguyên trạng da dẻ

Da là cấu trúc sinh học từ hàng triệu tế bào. Tế bào luôn có chu kỳ tái tạo, nhờ đó làn da chúng ta luôn có năng lượng sống, từ đó có độ đàn hồi, săn chắc và dáng vẻ trẻ thung. 

Bạn hãy kết hợp việc loại bỏ các thói quen không tốt đã nói ở trên với tăng cường tái tạo tế bào da mới, thường xuyên làm sạch lỗ chân lông, dọn sạch tế bào chết,... sẽ tạo nên một làn da khỏe mạnh, sẽ giúp giảm nguy cơ sinh mụn xuống mức thấp nhất.

Bạn cần áp dụng chế độ chăm sóc da cơ bản hàng ngày, và chăm sóc da đặc biệt hàng tuần. Mỹ phẩm dưỡng da bạn chọn phải phụ hợp với loại da của riêng bạn, chứa thành phần an toàn, có nguồn gốc từ thiên nhiên, và quan trọng nhát là bạn phải HIỂU RÕ cơ thể của chính mình đấy.

Nguyên tắc phục hồi cũng như chăm sóc da chính là ĐÚNG, ĐỦ, ĐỀU:

Đúng loại mỹ phẩm, đúng phần da, đúng thời điểm.

Đủ lượng cần dùng, đủ thời lượng tác dụng.

Đều đặn mỗi ngày - không gián đoạn.

Bảo dưỡng toàn diện lâu dài

Một khi bạn đã áp dụng một chế độ chăm sóc da phù hợp, điều nhất thiết là kiên trì biến việc đó thành thói quen. Không chỉ chăm sóc da, bạn cũng nên thực hành một lối sống hiệu quả nhất giúp sức khỏe bạn trở nên tối ưu. 

- Tinh thần lạc quan: Cảm xúc tích cực giúp cơ thể tràn đầy năng lượng, loại trừ nguy cơ căng thẳng, stress, bình ổn tinh thần và nội tiết tố.

- Rèn luyện thể dục: Cơ thể thường xuyên vận động giúp máu huyết lưu thông tuần hoàn, tăng cường trao đổi chất, tăng tốc tái tạo tế bào mới.

- Nghỉ ngơi hợp lý: Giấc ngủ là khoảng thời gian các hệ cơ quan trong cơ thể tái tạo lại, chuẩn bị cho hoạt động trong ngày mới. Quá trình tái tạo hệ tiêu hóa cũng đồng thời giúp đào thải độc tố trong cơ thể - đây vốn là một nguyên nhân phát sinh MỤN.

- Dinh dưỡng đầy đủ: Thức ăn, thức uống cung cấp các nguồn vitamin, khoáng chất và các dưỡng chất từ thực vật, giúp xây dựng, tái tạo mọi tế bào trong cơ thể. Dinh dưỡng nạp vào cơ thể với lượng vừa đủ và cân bằng giữa các nhóm dưỡng chất khác nhau mới có thể phát sinh ưu thế hỗ trợ sức khỏe.

Vậy là bạn đã đi qua một lượt các kiến thức cần có để ơloại trừ nguy cơ MỤN trên da rồi đó. Bạn cần lưu ý - làn da mụn vốn rất yếu ớt nên cần được chăm chút kỹ lưỡng. Bạn cũng đừng vội nản chí khi chưa thấy hiệu quả ngay nhé, vì điều trị mụn cần thời gian ĐỦ thì mới khiến da dần dần hồi phục được.

Hy vọng những gì vừa đọc sẽ giúp bạn nhanh chóng lấy lại phong độ cho 1 làn da mịn màng không tỳ vết nhé!

Love!

Quà tặng!

Hỏi đáp nhanh về MỤN

Mụn có lây từ người khác không? Đừng lo, không có lây đâu.

Sự khác nhau giữa mụn mủ và mụn trứng cá? Mụn mủ là bản nâng cấp gấp nhiều lần của mụn trứng cá, mức độ nhiễm trùng của mụn mủ nặng hơn, lan rộng hơn và rất mẫn cảm.

Mụn trên cơ thể hay trên lưng thì sao? Giống như mụn trên mặt, mụn cơ thể hình thành vì lỗ chân lông bị tắc do dư thừa bã nhờn và tích tụ tế bào da chết, khiến vi khuẩn sinh sôi. Mặc quần áo quá chật, đeo balô thường xuyên, mang giày liên tục... cũng làm mụn nảy nở.

Ăn nhiều chất béo và sô-cô-la gây mụn? Không đâu. Nhưng một số loại tinh bột như bánh mì trắng, mì sợi, khoai tây chiên và bột bắp thực tế có thể làm mụn tệ hại hơn nếu bạn đang bị mụn.

Bôi kem đánh răng có loại trừ được mụn không? Không đâu. Làm vậy chỉ khiến da khô thêm, có khi lại tăng thêm mụn nữa.

Mụn mọc đâu ta nặn đó, vậy là hết mụn? Không hẳn đâu. Bên cạnh nguy cơ để lại sẹo, việc nặn hay cạy mụn có thể khiến vi khuẩn lây lan, tình trạng mụn càng tệ hơn.

Nhận xét