PROTEIN - nguồn gốc sự sống (phần 1)

PROTEIN VỠ LÒNG

Dinh dưỡng nuôi sống cơ thể con người bao gồm các dưỡng chất ĐA LƯỢNG và VI LƯỢNG. 

Protein là 1 trong 3 dưỡng chất đa lượng, gồm chất béo, chất bột đường (carbon hydrate) và chất đạm (protein).

PROTEIN LÀ GÌ? 

Protein hình thành từ hơn 20 loại axit amin kết hợp lại với nhau, giúp hình thành nên hàng ngàn protein khác nhau, đảm nhiệm toàn bộ các chức năng, hoạt động sống trong cơ thể chúng ta.
Mỗi 1gr protein cung cấp cho cơ thể 4 calo năng lượng.

Protein là thành phần chủ yếu cấu tạo nên gen di truyền và nhiễm sắc thể. Các hoocmon phần lớn là protein có vai trò điều hòa các quá trình trao đổi chất trong tế bào giúp cơ thể hấp thụ và phát triển.

Protein cung cấp năng lượng sống, nếu thiếu protein, cơ thể chúng ta sẽ ngừng phát triển và các cơ quan nội tạng sẽ ngừng hoạt động ngay.

PHÂN LOẠI PROTEIN

1. Theo thành phần cấu trúc:

Protein rất linh hoạt, có thể chuyển đổi sang một cấu trúc mới để thực hiện các chức năng sinh học khác nhau.

- Protein dạng cầu: có thể hòa tan được, đa phần là các enzyme.

- Protein dạng sợi: như collagen và keratin có trong cấu trúc da, xương.

- Protein màng tích hợp: làm kênh dẫn truyền cho các phân tử và tế bào.

- Protein liên lạc: không có hình dạng nhất định. Làm nhiệm vụ truyền tín hiệu, điều hòa hoạt động hoặc làm khung cho các protein khác bám vào.

2. Theo nguồn gốc:

- Protein từ động vật phổ biến hơn, vì là những thực phẩm quen thuộc như thịt, trứng, cá, sữa,… Đây là nguồn protein chứa hàm lượng axit amin cao.
- Protein từ thực vật ít được quan tâm vì đó là những thực phẩm họ đậu, gạo, mì, ngô, hạt ngũ cốc,… Tuy hàm lượng axit amin không cao bằng protein động vật, nhưng lại được đánh giá cao vì là nguồn protein lành mạnh cho cơ thể.
LỢI ÍCH CỦA PROTEIN

Từ trong ra ngoài, từ trên xuống dưới, protein có tác động mạnh mẽ đến từng bộ phận nhỏ nhất trên cơ thể chúng ta!

1. Chăm sóc da
Collagen là 1 loại protein dạng sợi đồng vai trò nâng đỡ cấu trúc cũng như độ đàn hồi của da của chúng ta. Collagen đảm bảo các tế bào, mô và da được tái sinh liên tục. Việc giảm nếp nhăn và trẻ hóa của làn da đều phụ thuộc vào lượng collagen.

2. Chăm sóc tóc
Protein giúp cho tóc chắc khỏe, bảo vệ tóc khỏi bị hư tổn, từ da đầu đến chân tóc.

3. Độ dẻo dai của xương
Collagen còn có tác dụng trong độ mềm dẻo và cứng chắc của xương. Khi vận động mạnh, collagen trong xương sẽ ngăn ngừa khớp bị chấn thương và giữ cho xương luôn khỏe mạnh.

4. Cải thiện sức khỏe cơ bắp
Đây là chức năng phổ biến nhất của protein. Không phải vô cớ mà các PT (huấn luyện viên thể hình) lại khuyến khích bạn bổ sung protein nếu bạn muốn cơ bắp cuồn cuộn như lực sĩ.

Protein đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng các khối cơ, sức mạnh cũng như độ dẻo dai... Sự phát triển của toàn bộ cơ phụ thuộc vào sự đầy đủ của protein.

5. Tăng cường hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch chống là cuộc chiến giữa kháng thể và kháng nguyên.

KHÁNG NGUYÊN là các vi khuẩn, vi rút xâm nhập gây bệnh cho cơ thể.

KHÁNG THỂ là các protein đặc biệt có khả năng phát hiện ra những mầm bệnh ngay khi chúng xâm nhập được vào bên trong cơ thể. Lúc này, hệ miễn dịch sẽ phản ứng với các kháng nguyên để xác định chúng thuộc nhóm vi khuẩn hay vi rút nào, rồi sản xuất ra các kháng thể phù hợp để vô hiệu hóa các kháng nguyên ấy.

6. Cải thiện hệ thần kinh
Protein có 1 trọng trách là đảm bảo sự hoạt động trơn tru của hệ thần kinh. Các protein đặc biệt hỗ trợ việc truyền tín hiệu giữa tế bào với hệ thần kinh trung ương.

7. Tái tạo tế bào
Protein là thành phần chính cấu tạo nên các tế bào và sản sinh mô mới cho cơ thể như móng tay, da, tóc. Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, việc tái tạo và phục hồi các tế bào là vô cùng quan trọng.

8. Cân bằng chất lỏng
Khi lượng protein nạp vào cơ thể bị giảm cũng là lúc xuất hiện sự mất cân bằng chất lỏng trong cơ thể. Điều này dẫn tới sự sai lệch độ axit và pH so với phạm vi bình thường. Mất cân bằng chất lỏng gây ra hiện tượng phù nề, bên cạnh việc rối loạn chức năng hoạt động của cơ bắp và hệ thần kinh.

9. Cân bằng hormone
Enzyme là protein xúc tác có vai trò quan trọng trong tất cả các quá trình sinh hóa và phản ứng của cơ thể. Ngoài ra, các hormone như insulin, hormone tăng trưởng và glucagon là một dạng protein đóng vai trò quan trọng trong các chức năng hoạt động của cơ thể.

10. Vận chuyển và lưu trữ các chất
Protein có chức năng vận chuyển và lưu trữ các chất khác nhau trên màng tế bào. Điều quan trọng mà protein mang lại chính là sự lưu thông của máu đi nuôi dưỡng các tế bào của cơ thể.

11. Cung cấp năng lượng
Protein cấu thành nên enzyme, các enzyme luôn hoạt động như một chất xúc tác sinh học với nhiệm vụ chuyển hóa thức ăn thành năng lượng cho cơ thể.

1g bột đường sẽ cung cấp 4 calo, 1g chất béo có đến 9 calo, trong khi 1g protein cũng chỉ cho 4 calo mà thôi.

Chất béo xấu có thể làm tăng cholesterol, ảnh hưởng đến thành mạch máu và tim mạch; Bột đường xấu thì gặp các bệnh tiểu đường, riêng protein thì không như vậy, nó được xem là nguồn cung cấp năng lượng tuyệt vời hơn nhất.

Protein mang lại lợi ích cho sức khỏe của chúng ta từ da, tóc, xương, cơ bắp đến hệ thần kinh, miễn dịch,… đều được protein quan tâm và chăm sóc.

Bài tiếp theo: 
NHỮNG NGUỒN THỰC PHẨM GIÀU PROTEIN
http://giadinha631.blogspot.com/2019/12/protein-nguon-goc-su-song-phan-2.html

Nhận xét